WHO cho biết biến thể nCoV EG.5 dường như có tốc độ lây truyền nhanh hơn, đã xuất hiện tại 51 quốc gia, là biến chủng đáng quan tâm. Vậy biến thể mới này có nguy hiểm hơn so với các biến chủng trước đây? Giải pháp nào để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình trước sự xuất hiện của biến thể mới?
EG.5 là gì và các triệu chứng có khác?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), EG.5 được phát hiện ở Trung Quốc vào tháng 2, sau đó lan sang Mỹ vào tháng 4. Biến thể EG.5 là một nhánh phụ của Omicron và tiến hóa sau biến chủng XBB.1.9.2.
EG.5 còn có tên gọi khác là Eris. Sở dĩ nó có tên gọi Eris là do xuất phát từ quy ước của WHO về việc sử dụng chữ cái Hy Lạp gán cho các biến chủng chính. Hệ thống đặt tên này ra đời sau khi các chuyên gia nêu quan điểm tên khoa học của biến chủng thường dài và khó nhớ.
Biến thể EG.5 đã xuất hiện tại 51 quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Canada, Nhật Bản, Singapore, Anh, Australia, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Đặc biệt, các ca mắc EG.5 cũng đang gia tăng ở Mỹ, dần trở thành biến chủng chiếm ưu thế.
Báo cáo mới nhất của WHO còn cho biết EG.5 đang phát triển thêm phiên bản mới là EG.5.1. Tại Vương quốc Anh, EG.5.1 hiện chiếm khoảng 14% số ca nhiễm của nước này.
Là phiên bản phụ của Omicron, EG.5 mang đầy đủ đặc điểm của biến chủng này và hiện chưa có triệu chứng mới xuất hiện. Các biểu hiện đặc trưng nhận biết gồm có sốt, ho liên tục, thay đổi vị giác hoặc khứu giác, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng.
Vậy EG.5 có nguy hiểm hơn các biến chủng trước đây?
Theo WHO, chưa có dấu hiệu hay bằng chứng nào cho thấy EG.5 gây triệu chứng nặng, rủi ro cao hơn so với các biến chủng khác của Omicron. Theo nhận định của WHO, nguy cơ sức khỏe cộng đồng do EG.5 gây ra được đánh giá thấp ở cấp độ toàn cầu.
Dẫn lời Andrew Pekosz – giáo sư về vi sinh học phân tử và miễn dịch học tại Johns Hopkins cho biết: “Đúng là số ca nhiễm có gia tăng, nhưng tình hình không khác biệt so với các biến chủng đã lưu hành ở Mỹ trong ba đến 4 tháng qua. Vì vậy, tôi không quá lo lắng về EG.5 ở thời điểm này”.
Mặc dù một số thử nghiệm cho thấy EG.5 trốn tránh miễn dịch hiệu quả hơn các biến chủng đang lưu hành. Nhưng điều này cũng không cho thấy EG.5 gây bệnh nghiêm trọng.
Tăng cường đề kháng – “tấm áo giáp” bảo vệ bản thân trước EG.5
Tương tự với các biến chủng khác của nCoV, nguy cơ mắc EG.5 nghiêm trọng chủ yếu tập trung ở đối tượng là người cao tuổi. Do đó, tiêm chủng vắc xin vẫn là biện pháp bảo vệ sức khỏe trước làn sóng Covid-19.
Bên cạnh đó, đừng quên tăng cường đề kháng, củng cố miễn dịch để bảo vệ sức khỏe. Bởi sức đề kháng được xem là “hàng rào” bảo vệ chúng ta trước sự xâm nhập của các tác nhân gây hại như: vi khuẩn, virus…
Có nhiều cách để tăng cường đề kháng, trong đó bổ sung vitamin C được xem là chìa khóa quan trọng. Đơn giản vì vitamin C giúp củng cố hệ thống miễn dịch cho cơ thể bằng cách hỗ trợ chức năng của các tế bào khác nhau trong cả hệ thống miễn dịch. Nhưng vitamin C không được dữ trữ trong cơ thể và không thể tự tổng hợp được, bắt buộc chúng ta phải bổ sung đều đặn hàng ngày.
Cách nạp vitamin C tốt nhất là thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bằng việc ăn các loại trái cây (cam, chanh, ổi, dâu…) hoặc rau củ (bông cải xanh, rau bina…). Tuy nhiên, với người bận rộn, khó cân bằng khẩu phần ăn thì có thể nạp nhanh bằng các sản phẩm bổ sung.
TPBVSK Cherry Extract Vitamin C là giải pháp giúp bổ sung C một cách nhanh chóng và tiện lợi. Chỉ trong 1 gói nhỏ 3g cung cấp 500mg vitamin C, hỗ trợ chống oxy hóa và tăng cường sức đề kháng. Sản phẩm dạng bột dễ hòa tan, vị thơm ngon phù hợp với tất cả các thành viên trong gia đình.
Đặc biệt, sự kết hợp của vitamin C và hợp chất Bioflavonoids đã tạo nên “cặp bài trùng” giúp làm tăng hiệu quả, còn bảo vệ C khỏi quá trình oxy hóa, dễ dàng hấp thụ vào cơ thể khi sử dụng Cherry Extract.
Có thể nói, trong thời điểm xuất hiện các biến thể mới của nCoV, bổ sung đủ hàm lượng vitamin C mỗi ngày là việc nên làm giúp hỗ trợ tăng đề kháng cho cả gia đình một cách nhanh và tiện lợi.
Bài viết liên quan: