‘Nghiên cứu mới do Đại học Nam Florida (Mỹ) thực hiện đã chỉ ra chứng mất ngủ có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim ở một người’.
Cảnh giác căn bệnh nguy hiểm này nếu thường xuyên mất ngủ
Nghiên cứu mới do Đại học Nam Florida (USF, Mỹ) thực hiện đã chỉ ra chứng mất ngủ có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim ở một người.
Nghiên cứu này đã được công bố trên tập san Scientific Reports. Theo đó, mất ngủ có thể làm tăng đến 141% nguy cơ mắc bệnh tim ở một người.
Nghiên cứu cũng tập trung vào nhiều khía cạnh của sức khỏe giấc ngủ, chẳng hạn: Tính đều đặn, sự hài lòng, sự tỉnh táo khi thức dậy, thời gian ngủ, hiệu quả của giấc ngủ. Kết quả nghiên cứu này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 12.2.Trước đó, nhóm học giả USF đã tiến hành phân tích dữ liệu sức khỏe giấc ngủ và tiền sử bệnh tim của 6.820 người trưởng thành ở Mỹ, có độ tuổi trung bình là 53.
61% F0 vẫn bị di chứng hậu Covid-19 kéo dài đến 6 tháng
Trong một nghiên cứu được đăng trên trang medRxiv, các nhà nghiên cứu đã báo cáo: trong số hơn 308 triệu trường hợp nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đến cuối năm 2021, có đến 10-20% trường hợp gặp các triệu chứng dai dẳng trong nhiều tuần đến nhiều tháng sau khi nhiễm bệnh, theo tạp chí y khoa News Medical (Anh).
Mặc dù hầu hết bệnh nhân Covid-19 (F0) có thể hồi phục hoàn toàn nhưng vẫn có rất nhiều người gặp các di chứng lâu dài hoặc các triệu chứng dai dẳng.
Việc lâu phục hồi này khiến nhiều người không thể trở lại cuộc sống bình thường sau nhiễm Covid-19.
Các nhà nghiên cứu nhằm mục đích phân tích mức độ phổ biến và nghiêm trọng của các triệu chứng dai dẳng trong 1 năm sau khi nhiễm Covid-19.
Họ cũng nghiên cứu các yếu tố nguy cơ liên quan đến các trường hợp hậu Covid-19. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung nghiên cứu này trên trang sức khỏe ngày 12.2.
Những gia vị giúp giảm muối mà không làm bữa ăn mất ngon
Nghiên cứu mới của Đại học Bang Washington (UW, Mỹ) cho thấy thay vì thêm muối vào bữa ăn, người lớn tuổi nên dùng một số loại gia vị để thay thế, vừa giúp bữa ăn ngon hơn, vừa giữ cho hệ tim mạch khỏe mạnh.
Cụ thể, chia sẻ với trang tin Medicinenet, trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Carolyn Ross cho biết khứu giác của một người có thể bị suy yếu theo thời gian, do đó người lớn tuổi thường có xu hướng ăn mặn hơn so với thời trẻ của họ. Điều này hoàn toàn không tốt cho hệ tim mạch.
Nghiên cứu mới đã tìm ra một số loại gia vị quen thuộc, có thể giúp người lớn tuổi bù lại lượng muối giảm đi, mà không làm ảnh hưởng đến hương vị của thức ăn.Bên cạnh đó, với một số người việc giảm muối có thể làm cho họ cảm thấy khó ăn, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng và sức khỏe tổng thể.
Bài viết liên quan: